Quy định về thuế suất GTGT với sản phẩm phần mềm

Thuế suất GTGT với phần mềm

Những năm gần đây. lĩnh vực Công nghệ Thông tin đã có sự phát triển rất mạnh mẽ và cho ra mắt nhiều phần mềm hữu ích đối với cuộc sống. Bài viết sau giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp về thuế suất GTGT với phần mềm.

1. Thuế là gì? Các loại thuế

Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau. Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế, sẽ bị pháp luật trừng phạt.

Các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp hàng năm có thể kể đến như:

  • Lệ phí môn bài.
  • Thuế GTGT
  • Thuế TNDN.
  • Thuế TNCN
  • Các loại thuế khác tùy theo đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp: Thuế tài nguyên, thuế xuất nhập khẩu, thuế sử dụng đất…

>> Tham khảo: Hướng dẫn kê khai hóa đơn trả lại hàng.

Lưu ý:

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ từ quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

  • Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%.
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%.
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%.
  • Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2. Thuế suất GTGT với sản phẩm phần mềm

Quy định về mức thuế với phần mềm máy tính

Theo Khoản 21, Điều 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC, một trong những đối tượng không chịu thuế GTGT mà Bộ Tài Chính quy định là phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định.

Mặt khác, theo Khoản 13, Thông tư 219/2013/TT-BTC, trường hợp doanh nghiệp có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này.

>> Tham khảo: Mức phạt khi chậm xuất hóa đơn đầu ra.

Như vậy, theo quy định trên, phần mềm máy tính không có quy định nào khác ngoài Khoản 21, Điều 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC. Vì vậy, không phân biệt doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh phần mềm đều được xét vào diện không chịu thuế GTGT.

Theo Công văn số 4943/TCT-CS về kê khai hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào không chịu thuế GTGT:

“Các hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ mua vào thuộc đối tượng không chịu thuế thì không phải kê khai trên bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào theo quy định tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 và Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014.”

Như vậy, theo quy định này, bên bán sẽ kê khai vào “Hàng số 1” – “Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT)” trên bảng kê bán tra: PL 01-1/GTGT.

Đối với bên mua, mặc dù bên mua không cần kê khai thuế GTGT hóa đơn đầu vào không chịu thuế nhưng trên phần mềm HTKK đã bỏ Phụ lục bảng kê mua vào. Vì vậy, bên mua vẫn phải kê khai số tiền giá trị hàng hóa, dịch vụ trên chỉ tiêu 23 trên tờ khai 01/GTGT.

Kết luận

Mọi thắc mắc về hóa đơn điện tử hoặc muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
5/5 - (1 bình chọn)